Phương pháp in ống đồng ở khuôn các phần tử in nằm sâu hơn các phần tử để trắng. Độ sâu của các phần tử để trắng. Độ sâu của các phần tử in phụ thuộc vào tầng thứ của bài mẫu những bộ phận tối của bài mẫu ứng với những phần tử in có độ sâu lớn hơn trên khuôn in và những bộ phận sáng của bài mẫu có độ sâu nhỏ hơn trên khuôn in. Tầng thứ của bài mẫu ở phương pháp in ống đồng (in lõm) được thể hiện trên tờ in bằng độ dày khác nhau của lớp mực.
Trong quá trình in trước tiên mực được truyền tới các phần tử in và các phần tử không in sau đó nhờ một dao gạt mực. Đặc biệt mực được gạt sạch khỏi các phần tử không in và phần mực thừa ở các phần tử in.
Chế tạo khuôn in ống đồng
Hiện nay người ta có thể chế tạo các khuôn in ống đồng bằng các phương pháp quang hóa hoặc phương pháp khắc điện tử. Phương pháp quang hoá dựa trên cơ sở các quá trình ảnh, quá trình hoá – lý, quá trình cơ học và điện phân.
Ví dụ : hình ảnh được truyền sang khuôn in bằng quá trình chụp ảnh còn các phần tử in được ăn sâu bằng quá trình ăn mòn hóa học.
Quá trình công nghệ chế tạo khuôn in ống đồng bằng phương pháp quang hóa gồm các công đoạn chính
a. Chế tạo phim dương bản và bình bản
b. Chuẩn bị vật liệu làm khuôn in
c. Truyền hình ảnh sang khuôn in
d. Ăn mòn và gia công khuôn in
1. Chế tạo phim dương bản và bình bản
Tuỳ đặc điểm của ấn phẩm, để chế tạo khuôn in ta có thể dùng các bài mẫu khác nhau (ảnh chụp, ảnh vẽ nét) Quá trình chế tạo dương bản nét và chữ trơn không khác gì so với quá trình chế tạo khuôn in offset.
Với dương bản tầng thứ (chụp từ các ảnh) điểm khác với offset là không chụp qua tram (không dùng tram ở công đoạn này). Trước hết, từ các bản mẫu tầng thứ nhận được âm bản, Sau đó từ âm bản này lại công tắc ra dương bản.
Một điểm cần lưu ỳ việc sửa chửa những sai sót trực tiếp trên khuôn in ống đồng rất phức tạp và khó thực hiện theo ý muốn, nên tất cả những nhược điểm về tầng thứ và mọi khuyết tật khác cần phải được khắc phục ngay từ âm bản và dương bản. Sau khi có phim dương bản việc tiếp theo là bình bản công việc này cũng tương tự như đã làm với bình bản offset. Tùy công nghệ chế bản (một quá trình hay hai quá trình) có thể để chữ riêng hay ảnh riêng.
2. Chuẩn bị vật liệu làm khuôn
Vì ở phương pháp in ống đồng còn áp dụng dao gạt mực nên phần lớn khuôn in được chế tạo không phải bằng tấm kim loại mà là những tấm thép hình trụ, trên bề mặt ống thép này được phủ một lớp đồng. Những ống thép (chưa phủ đồng) như thế được gởi tới nhà in cùng với máy in và có thể sử dụng nhiều lần.
Khi chế tạo khuôn in ống thép hình trụ được gia công kỹ trên máy tiện và rửa sạch bụi bẩn. mỡ bằng dung dịch kiềm hoặc axít, sau đó phủ một lớp niken mỏng (0.005-0.01mm) bằng phương pháp mạ. Khi đã phủ đạt yêu cầu kỹ thuật của lớp niken, ống thép được chuyển sang phần mạ đồng. Lớp đồng được phủ lên bằng quá trình điện phân. Trong khi tiến hành điện phân, ống thép được quay liên tục và dung dịch điện phân được khuấy liên tục. Trước tiên phủ lớp đế đồng với độ dày 0.1- 0.15mm,lớp “áo đồng” được dùng để tạo nên các phần tử in và các phần tử để trắng.
Mục đích của lớp phủ đế đồng lên bề mặt thép là đưa đường kính, của ống đồng tói kích thước theo đính yêu cầu cần thiết. Trước khi phủ lớp” áo đồng” người ta phủ lên ống trụ một lớp bạc (Ag) thật mỏng. Nhờ lớp bạc này, sao khi in xong lớp “áo đồng” dễ dàng tách khỏi ống thép (tách khỏi lớp đế đồng). Bề mặt lớp “ áo đồng” phải đảm bảo nhẵn bóng, không xước, không rạn nứt. Muốn đạt yêu cầu này không phải chỉ chú ý đến thành phần dung dịch điện phân và chế độ điện phân đặc biệt, mà còn phải mài bóng lóp áo đồng bằng một loại thuốc đặc biệt
Nếu ống thép đã dùng khi tiến hành chuẩn bị phải tẩy bỏ lớp “áo đồng”, làm sạch lớp đế đồng, mạ bạc lớp mỏng, phủ lớp áo đồng mới và mài bóng.
3. Truyền hình ảnh sang khuôn in
Để có thể nhận đựơc những phần tử in có độ nông – sâu khác nhau trong quá trình ăn mòn, nhất thiết phải tạo ra đựơc những “nét” hình ảnh cao thấp khác nhau. Hình ảnh “đặc biệt” như vậy không thể nhận được bằng phương pháp truyền trực tiếp hình ảnh từ dương bản (phim) sang bề mặt ống đồng. Nên người ta phải dùng giấy pigment: Trước hết truyền hình ảnh sang giấy pigment đó mời truyền từ giấy pigment sang bề mặt ống thép dùng làm khuôn in.
4. Ăn mòn và gia công khuôn in
Sau khi hiện, phải tiến hành ăn mòn bằng dung dịch sắt clorua. Quá trình ăn mòn là quá trình hóa – lý rất phức tạp. Đặc điểm của quá trình ăn mòn khuôn in lõm là : quá trình ăn mòn kim loại xãy ra dưới lớp pigment đã bắt hình. Đặc điểm này khác với in typô gây phúc tạp cho quá trình ăn mòn và khó khăn cho việc kiểm tra. Ngoài ra sau khi ăn mòn thì không thể sửa khuôn in được. Dung dịch sắt clorua, sau khi thấm qua lớp pigment bắt hình sẽ hoà tan đồng ở các phần tử in, độ sâu trong khi ăn mòn đồng phụ thuộc không những vào độ dày của lớp bắt hình, mà còn phụ thuộc vào nồng độ và nhiệt độ của sắt clorua, thời gian ăn mòn, độ ẩm và nhiệt độ không khí. Ví dụ nếu dung dịch ăn mòn loãng sẽ chóng thấm qua lớp pigment bắt hình và ăn mòn đồng sâu hơn.
Để bảo đảm truyền chính xác tầng thứ của bài mẫu nhất thiết phải đạt được độ sâu của các phần tử in ở bộ phận tốt nhất là 55 -60 micromet sâu hơn những phần tử in ở bộ phận sáng từ 14 đến 16 lần.
Sau khi ăn mòn tẩy bỏ lớp bảo vệ axít và lớp pigment bắt hình bằng xăng và axít clohidiric HCL. Kết quả là ta nhận được khuôn in ống đồng với độ chính xác về màu sắc và tầng thứ.
Đây là phương pháp chế tạo khuôn in ống đồng trong giai đoạn trước khi máy khắc ống đồng điện tử xuất hiện.
Khác với phương pháp quang hoá phương pháp khắc điện tử dựa trên cơ sở việc sử dụng máy khắc điện tử tự động. Các phần tử cần in sau khi hoàn thiện bản in trên máy vi tính sẽ được truyền thẳng sang máy khắc trục ống đồng, máy khắc điện tử sẽ sử dụng một đầu khắc tia Lase bắn thẳng vào trục ống đồng qua đó sẽ khắc lên trục những phần tử cần in. Độ nông sâu của vết khắc tùy thuộc vào độ đậm nhạt và tầng thứ của bài mẫu, đây là pp mà hiện nay hầu hết ngành in ống đồng ở các nước phát triển đang sử dụng. Ở nước ta hiện nay hầu hết đều được tạo bằng phương pháp này do có nhiều ưa điểm như: Bảo đảm độ chính xác của phần tử in, quá trình thực hiện nhanh chóng và bỏ qua được nhiều công đoạn trong quá trình chế tạo khuôn in ống đồng, giảm bớt sự tác động của các yếu tố trong công đoạn chế tạo khuôn in so với phương pháp chế tạo khuôn in bằng phương pháp quang hoá.
Chú ý: Phải đảm bảo sự chính xác về kích thước của hình ảnh trong tất cả các công đoạn của quá trình kỹ thuật. Quá trình phân màu cũng tương tự như chụp phân màu trong phương pháp in offset. Nhưng phương pháp in ống đồng khác với phương pháp in Typô và in Offset ở chỗ tầng thứ của bài mẫu được truyền sang tờ in nhờ độ dày của lớp mực nên phương pháp in ống đồng chỉ cần in 3 màu in để phục chế các bài mẫu màu, màu thứ tư ít khi được sử dụng, cũng giống như trong phương pháp in offset, các phim âm bản và dương bãn của phương pháp in ống đồng phải được sửa chửa hoàn chỉnh trứơc khi phơi bản. Vì bản in ống đồng được chế tạo công phu và rất phức tạp nên không thể chề bản in thử như trong in Offset với pp in ống đồng khuôn in thật và in thử là một.